Khi đối diện với một khe hẹp như trụ cổng hay cột bê tông, lái xe cần bình tĩnh quan sát, ước lượng xem xe mình có qua được kh.ông, sau đó áp dụng một s.ố mẹo nhỏ được các “tài già” đúc kết dưới đây để vượt qua dễ dàng.
Khi lái xe trên đường, rất nhiều t.ình huống chúng ta gặp phải những chướng ngại vật trên đường như cột trụ bê tông, b.ức tường, cổng hẹp hay xe đỗ kín hai bên khiến lối đi chỉ còn đúng một khe rất hẹp. L.úc này, phải l.àm gì để lách qua được những đoạn đường “khó nhằn” đó?
Dưới đây là một s.ố lời khuyên của anh Nguyễn Thanh Tùng, chuyên gia có kinh nghiệm hơn 15 năm lái xe và hiện là g.iảng viên của một trung tâm đào tạo, sát hạch lái ô tô ở Hà Nội về việc này:
Quan sát, ước lượng trước khi quyết định
Nếu gặp phải những khe hẹp, hãy ước lượng xem kích thước của xe mình có qua được kh.ông? Có thể quan sát trước đó những chiếc xe ô tô có kích thước tương tự xe bạn đã từng đi qua chưa? Nếu có nhiều xe đã qua lại thì bạn yên tâm là xe mình cũng sẽ thoát được. Lái xe cũng có thể quan sát điều này th.ông qua vệt bánh xe trên đoạn đường hẹp đó.
Nếu kh.ông thấy dấu hiệu này, bạn có thể xuống xe để quan sát kỹ hơn khoảng cách của khe hẹp, thậm chí dùng dây để đo và so sánh với kích thước xe mình. Cần nắm được kích thước chiếc xe bạn đang lái để căn chỉnh cho hợp lý. Chiều rộng của xe ô tô con thường dao động từ khoảng 1,6-1,9 m và tất nhiên chiều rộng của khe cổng hay trụ bê tông phải lớn hơn kích thước này.
Anh Nguyễn Thanh Tùng cho rằng, đối với các trụ bê tông thấp, chỉ cần mỗi bên thừa khoảng 10cm là có thể qua được, nhưng đối với những trụ cổng cao (qua gương) thì khoảng cách lưu kh.ông này cần phải lớn hơn một chút vì có thể vướng gương xe vào các chướng ngại vật đó.
Chỉ cần căn xe từ một bên, luôn giữ thẳng lái
Khi đã chắc chắn chiếc xe có thể qua được, bạn cần tiến qua những khe hẹp này một cách hết sức từ từ, đồng thời lấy bánh trước bên lái l.àm chuẩn để căn đường. Sở dĩ phải lấy bên lái l.àm chuẩn vì ở vị trí người lái xe sẽ dễ quan sát, căn chỉnh hơn so với căn bên phụ hoặc căn giữa.
Khoảng cách giữa trụ bê tông, trụ cổng đến bánh xe trước bên lái càng nhỏ càng t.ốt. Điều này sẽ đảm bảo bên phải (bên phụ) của xe có được khoảng cách an toàn với chướng ngại vật. Nhiều lái xe có kinh nghiệm ở một s.ố “ca khó” còn đặt một vỏ lon nước ngọt sát chân của trụ bê tông để nếu bánh xe có đi quá gần sẽ đè vào và nhận biết được.
Anh Tùng cũng lưu ý, ở những nơi chật hẹp như vậy, xe ô tô buộc phải đi theo hướng vuông góc và để thẳng lái để có được góc tiếp cận nhỏ nhất. Chỉ cần chiếc xe chéo một chút cũng có thể khó qua được những khe hẹp này.
Đừng ngại nhờ người giúp
Nếu kh.ông quá tự tin với khả năng căn đường của mình, hãy nhờ một người ngồi trên xe xuống để l.àm “hoa tiêu”, giúp bạn dễ căn hơn. Còn nếu bạn lái xe 1 mình, cũng đừng ngại ngần nhờ một người gần đó “xi nhan” giúp bạn.
Người này cũng cần có kinh nghiệm nhất định để ra hiệu giúp lái xe biết nên điều chỉnh lái như thế nào, sang trái hay sang phải để đi lọt qua khe hẹp một cách dễ dàng và an toàn nhất.
Cuối cùng, anh Tùng chỉ ra một nguyên tắc đối với xe con đó là “đầu xuôi, đuôi lọt”, tức là nếu đã tiến được hai bánh trước qua khe hẹp đó thì chắc chắn phía sau sẽ qua được dễ dàng với điều kiện là bạn phải luôn giữ thẳng lái.
Đồng thời, khe càng hẹp, bạn càng cần phải đi chậm bởi khi đi quá nhanh, bạn khó xử lý kịp và có thể dẫn tới những rủi ro như c.hạm gương, cà sườn xe,… l.úc đó rất khó cứu chữa.