Trong một s.ố trường hợp, dù lái xe đúng luật, cảnh sát giao th.ông vẫn có quyền yêu cầu dừng xe và kiểm tra nồng độ cồn.
Phương tiện đo nồng độ cồn trong hơi thở là một trong những phương tiện thiết bị kỹ thuật n.ghiệp vụ được cảnh sát giao th.ông (CSGT) sử dụng để phát hiện vi phạm giao th.ông. Theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 135/2021/NĐ-CP, máy đo nồng độ cồn chỉ được sử dụng khi có quyết định, kế hoạch phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Th.ông tư 32/2023/TT-BCA, cán bộ CSGT thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao th.ông để kiểm soát trong các trường hợp:
+ Trực tiếp phát hiện hoặc th.ông qua thiết bị kỹ thuật n.ghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao th.ông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
+ Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát xe cộ bảo đảm trật tự, an toàn giao th.ông đường bộ, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao th.ông đường bộ, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành.
+ Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao th.ông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao th.ông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp.
+ Có tin b.áo, p.hản ánh, kiến nghị, t.ố giác của t.ổ ch.ức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao th.ông đường bộ.
Theo khoản 1 Điều 8 Th.ông tư 32/2023/TT-BCA, khi dừng xe, CSGT có quyền kiểm soát các nội dung bao gồm: kiểm soát người và phương tiện giao th.ông, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao th.ông, giấy tờ của phương tiện giao th.ông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao th.ông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định về an toàn vận tải đường bộ.
Như vậy, nếu kế hoạch tuần tra, kiểm soát giao th.ông đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho sử dụng máy đo nồng độ cồn thì dù lái xe đúng luật, CSGT vẫn có quyền gọi vào thổi nồng độ cồn.
Trường hợp lái xe kh.ông chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ thì sẽ bị xử phạt.
Đối với người điều khiển ô tô
Khoản 10 và Điểm h, Khoản 11, Điều 5 Nghị định s.ố 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao th.ông đường bộ và đường sắt (Nghị định s.ố 100) quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao th.ông đường bộ.
Phạt t.iền từ 30 – 40 tr.iệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Kh.ông chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.
Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.
Kh.ông chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
Ngoài việc bị phạt t.iền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung: Thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.
Như vậy, người điều khiển ô tô kh.ông chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ sẽ bị phạt t.iền 30 – 40 tr.iệu đồng. Ngoài ra, tài xế còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 22 – 24 tháng.
Người điều khiển xe máy
Căn cứ theo quy định tại Điểm g Khoản 8 và Điểm g Khoản 10, Điều 6 Nghị định s.ố 100/2019/NĐ-CP:
Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao th.ông đường bộ.
Phạt t.iền 6 – 8 tr.iệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Kh.ông chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.
Ngoài việc bị phạt t.iền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 22 – 24 tháng.
Như vậy, người điều khiển xe máy kh.ông chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của CSGT sẽ bị phạt t.iền 6 – 8 tr.iệu đồng. Ngoài ra, tài xế còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 22 – 24 tháng.
Minh Hoa (t/h)