Sau khi tốt nghiệp đại học, Tiểu Linh không vội vã đi làm như các bạn mà tập trung nâng cao trình độ học vấn của mình lên Tiến sĩ. Một ngày nọ, Tiểu Linh thấy vui vẻ khi trong nhóm chat của lớp các bạn đề xuất họp lớp và bắt đầu lên kế hoạch cho buổi gặp mặt mà ai cũng mong đợi!
Rất nhanh sau đó, lớp trưởng mở bình chọn trong nhóm và hầu hết các thành viên trong lớp đều đồng ý tham gia, tất nhiên, Tiểu Linh không thể vắng mặt vì cô cũng rất nhớ các bạn sau quãng thời gian dài không được tụ họp!
Vào ngày họp lớp, các bạn thi nhau chúc mừng Tiểu Linh vì đã trở thành nghiên cứu sinh tiến sĩ, triển vọng tương lai chắc chắn “không phải dạng vừa”. Tiểu Linh cũng tiếp nhận những lời khen một cách chân thành nhất và cô hào hứng hỏi thăm lại tình hình sự nghiệp của các bạn của mình.
Buổi họp lớp diễn ra trong sự hứng khởi. Bạn bè cũ lâu ngày không gặp mặt nên ai cũng nhiệt tình trò chuyện, ăn uống. Tiểu Linh có cảm giác thoải mái và ấm áp vô cùng, như thể cô được quay lại những ngày còn đi học, bạn bè thật sự vô tư, hồn nhiên, không một chút toan tính vụ lợi nào cả.
Thế nhưng, đến lúc thanh toán, mọi thứ đã thay đổi.
Theo như ban đầu tính toán chi phí buổi họp lớp đã được bàn bạc trước rằng sẽ chia đều, tức là mỗi người cần đóng 700k VNĐ. Ban cán sự lớp cũng đã nói đã tính toán rất kĩ và số tiền này đã được tính lên mức tối đa nên tuyệt đối không có phát sinh gì thêm. Vậy nhưng, khi nhà hàng đưa hóa đơn thanh toán thì con số cực lớn, bình quân mỗi người sẽ phải đóng 1,4 triệu chứ không phải 700k như lúc đầu.
Ngay lúc đó, Tiểu Linh và mọi người đều khá bất ngờ. Một số bạn không kiềm chế được đã liên tục hỏi lại nhân viên nhà hàng có nhầm lẫn gì không!
Tuy nhiên, khi nhìn vào hóa đơn, Tiểu Linh phát hiện hóa đơn bao gồm cả tiền rượu, hơn nữa giá các chai rượu đều rất đắt đỏ. Trong khi đó, Tiểu Linh và các bạn nữ khác không hề đụng đến bia rượu trong bữa tiệc, theo logic thì họ không cần phải gánh thêm số tiền này mới đúng.
Tiểu Linh cố gắng đấu tranh cho sự công bằng nhưng mọi người lại cho rằng cô đang tính toán vụn vặt, ảnh: dSD
Thống nhất từ đầu là mỗi người đóng 700k, nhưng cuối cùng vì gọi thêm vài chai rượu mà phải chia nhau đóng lên thành 1,4 triệu. Tiểu Linh cảm thấy rất không thuyết phục. Cô hỏi lớp trưởng nhưng chỉ nhận được câu trả lời hời hợt: “Có mấy chai rượu thôi mà, sao cậu tính toán ghê thế? Ai cũng sẵn sàng đóng 400 tệ hết, mọi người chẳng ai phàn nàn gì, mỗi mình cậu cứ nói hoài!”.
Nghe vậy, Tiểu Linh không còn gì để nói. Cô vẫn kiên quyết chỉ trả 200 tệ đã thống nhất từ trước, sau đó cô tức giận rời khỏi nhóm lớp. Cô thầm nói với bản thân từ bây giờ cô cũng không cần những người bạn như vậy nữa!
Sau khi câu chuyện này được chia sẻ, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều. Mỗi người đều có ý đúng và bảo vệ quan điểm của mình.
Từ việc thêm vài chai rượu đắt tiền vào buổi họp lớp dẫn đến việc chia sẻ chi phí không nhất quán như Tiểu Linh gặp phải, có thể thấy rằng nên xác định trước số tiền chi cho buổi tụ tập thay vì cộng thêm một số chi phí giữa chừng.
Nếu có chi phí tăng thêm thì người tổ chức phải giải thích rõ cho tất cả mọi người cùng biết. Tiểu Linh và một số bạn học nữ không hề uống rượu nên họ không cần phải chịu phần chi phí đội lên này.
Nhìn từ góc độ khác, phải chịu những khoản chi phí mình không tạo ra là đang gián tiếp làm tổn hại đến lợi ích của chính bản thân.
Mọi người nên hiểu rằng, sự trung thực phải là nguyên tắc trong mối quan hệ giữa các cá nhân hàng ngày. Họp lớp đã thông báo trước rằng mỗi người sẽ đóng 700k, nhưng sau đó số tiền lại tăng lên vì có thêm món, trong khi có một số người không đụng đến. Điều này có nghĩa là ngay từ đầu, những người đứng ra tổ chức họp lớp đã không nghĩ đến các vấn đề có thể phát sinh dựa trên góc độ của từng cá nhân.
Thái độ của lớp trưởng trong câu chuyện là không đúng, anh ta nói Tiểu Linh đừng quá tính toán. Nói như vậy chứng minh anh ta không hề quan tâm đến lợi ích của Tiểu Linh và những thành viên không uống rượu khác.
Từ sự việc Tiểu Linh tức giận rời khỏi nhóm lớp, chúng ta có thể học được rằng không nên dành quá nhiều tâm sức để duy trì các mối quan hệ không cần thiết. Các bạn học khác trong lớp thấy việc đi họp lớp, gọi thêm đồ rồi trả thêm tiền dù bản thân không sử dụng hết món đồ đó là việc bình thường, không sao cả. Trong khi đó, Tiểu Linh lại nghĩ về chi phí đóng góp từ góc độ khách quan hơn vì thỏa thuận ban đầu là mỗi người đóng 700k, cô không uống rượu nên không phải chịu thêm 700k cho tiền rượu.
Từ đó có thể thấy, nhiều người nhận ra những mối quan hệ này đã thay đổi, chẳng nhất thiết phải ép mình tiếp tục nữa nên cứ làm theo những gì mình muốn mà không cần lo lắng nó sẽ ra sao.