Nếu bạn dành một vài phút quan sát thực tế và chiêm nghiệm, bạn sẽ nhận ra điều này là cực kì đúng!
Trong cuộc sống này, có những người già vờ giàu, họ sống với mức sống cao hơn nhiều so với thực lực tài chính của mình. Ngược lại, cũng có những người thích che giấu sự giàu có của mình, họ luôn tỏ ra mình là người thiếu tiền, không có thực lực tài chính.
Những kiểu người như thế này chúng ta dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống. Vậy nhưng, suy đi tính lại, dù là người già vờ nghèo hay người giả vờ giàu cũng chẳng thế có được hạnh phúc thật sự. Chỉ có kiểu nguồi thứ 3 mới là khôn ngoan nhất. Vậy họ là ai và họ có lối sống như thế nào.
Thông tin này đã được đăng tải trên báo chí, mình thấy rất hay nên chia sẻ lại chi tiết trong bài viết dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!
Kiểu người thứ nhất: Những người giả vờ giàu có
Kiểu người này có một đặc điểm cực kì dễ nhìn ra, đó chính là họ hay khoe khoang trên mạng xã hội. Họ mặc những bộ đồ sành điệu, chụp ảnh ở những trung tâm mua sắm hạng sang, khoe khoảnh khắc đi ăn uống nhà hàng, khoe ảnh bên xe ô tô, biệt thự….Họ không giàu nhưng họ chọn cách che giấu đi sự tự ti bằng việc ra vẻ mình là một người giàu sang.
Nhóm người này là những người luôn cảm thấy xấu hổ vì sự khó khăn và thiếu thốn tài chính của mình. Vì họ cảm thấy không có thể diện, chẳng đủ hư vinh, đặc biệt là trước mặt người ngoài. Họ cũng sợ người khác nhìn thấy cuộc sống thật của mình nên luôn tạo ra một vỏ bọc để tự bảo vệ.
Để rồi khi được ai đó khen ngợi là giàu có, họ cảm thấy bản thân được thỏa mãn. Từ đó lại tiếp tục tạo ra hình ảnh hoàn hảo để được mọi người ngưỡng mộ, dành tặng những lời hoa mỹ.
Đây cũng là những người người dám vung tay bỏ ra cả tháng lương để mua món đắt tiền rồi cuối tháng ăn mỳ tôm. Cũng có những người hào sảng đứng ra thanh toán cả bữa ăn liên hoan, được mọi người khen ”phổng mũi”, quay lưng đi thì ăn chẳng dám ăn, mua chẳng dám mua.
Kiểu người này cực kỳ sĩ diện, để tăng thể diện thì họ chọn cách mua khổ vào người. Cảm giác hư vinh phù phiếm nhất thời khiến họ tưởng rằng, mình rất được tôn trọng. Thực chất, bản chất đằng sau chỉ có sự tự ti và mặc cảm.
Cuộc sống là của mình, không việc gì phải sống cho người khác, ảnh: dSD
Kiểu người thứ hai: Những người giả vờ nghèo
Thấy sang thì bắt quàng làm họ, sợ người khác vay tiền, nhờ vả, sợ người khác chiếm đoạt, nhòm ngó tài sản của mình….Đó là tâm lý khiến cho nhiều người có điều kiện về tài chính phải cố tìm cách che giấu đi sự giàu có của mình.
Chẳng phải tự nhiên mà các cụ bảo: Heo sợ mập, người sợ nổi danh. Tiền bạc không phải là từ trên trời rớt xuống, cuộc sống khấm khá không có nghĩa là ai cũng thoải mái giúp đỡ người khác.
Cái khó nhất trong tâm lý của những người giàu là sợ người khác nhờ vả, vay mượn. Trong khi, họ không muốn giúp đỡ mà muốn dành số tiền đó vào những kế hoạch riêng, họ lại sợ bị bạn bè, người thân đánh giá là không hào phóng, không có tình cảm. Chính vì vậy, họ chọn cách giấu giếm đi sự giàu có của mình.
Dù có tài chính cao, nhưng họ luôn sống với mức thu nhập khiêm tốn. Họ sử dụng quần áo hàng chợ, mua những món ăn đơn giản. Họ có thể không có nhà biệt thự cao rộng, cũng chẳng có xe ô tô hàng chục tỷ đồng, họ chỉ đơn giản như tất cả những người khác nên mọi người xung quanh thường không biết được thực ra họ rất giàu có.
Kiểu thứ 3 thông minh nhất: Giàu hay nghèo cũng chỉ là đồng tiền mà thôi, quan trọng là cuộc sống tự tại, ung dung, thoải mái tận hưởng từng ngày vui vẻ
Đây chính là kiểu người thay vì mong đợi sự tôn trọng của người khác, họ tự tôn trọng đời sống và những nhu cầu của chính bản thân trước tiên. Họ biết rõ giá trị của bản thân nằm ở đâu, chứ chẳng cần phải tạo ra bất cứ vỏ bọc nào cho người khác nhìn cả.
Một người khôn ngoan là tự biết đặt mình vào người khác để thấu hiểu, đặt người khác vào vị trí của mình để tự tại. Cách sống giá trị và khôn ngoan nhất chính là sống cuộc đời của chính mình. Những người xung quanh hay những điều mà họ nghĩ rốt cuộc cũng chỉ ở lại trong đầu họ thôi chứ chẳng thế giúp chúng ta giàu có hơn hay sung sướng hơn được.
Trên đời này không có điều gì là đúng với tất cả mọi người. Mỗi người trong chúng ta sinh ra và lớn lên trong môi trường khác nhau, điều kiện giáo dục khác nhau và hình thành một thế giới quan khác nhau. Điều này đúng với những người xung quanh không có nghĩa là đúng với bạn và ngược lại. Vì vậy, bạn không nên quá bận tâm đến những suy nghĩ không mang tinh thần xây dựng của người khác.
Khi quá quan tâm đến suy nghĩ của người khác, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, áp lực, suy sụp tinh thần và tự đánh mất đi niềm vui trong cuộc sống của chính mình. Suy nghĩ của bất cứ ai xung quanh bạn đều không phải quy chuẩn đúng với tất cả mọi người. Vì vậy, nên học cách không quan tâm người khác nghĩ gì về mình để tự tạo niềm vui sống, sự lạc quan và hạnh phúc cho chính mình bạn nhé.